Hook Là Gì Trong Rap

  -  
Việc các đoạn giai điệu bị lặp đi lặp lại không phải lúc nào cũng làm bài hát bị chán đi - điều ngược lại là khả thi nếu được tiếp cận đúng cách.

Bạn đang xem: Hook là gì trong rap


Mặc dù bạn có đồng ý hay không, phép lặp vẫn là một yếu tố quan trọng trong âm nhạc, đặc biệt là trong Pop. Chúng ta đang không nói về những đoạn hook bị lặp đi lặp lại một cách báng bổ đến mức khiến phụ huynh bạn phải thấy khó chịu. Không, kiểu lặp lại chúng ta đang nói đến ở đây là đối với cá nhân từng nốt, hoặc các cặp nốt, đặc biệt là sử dụng những phrase (câu nhạc) hoặc motif (đoạn nhạc khởi ý, tạo ý tưởng chủ đạo cho bài hát) được lặp đi lặp lại để viết nên những những đoạn hook có giai điệu.

*

Ý tưởng chính đằng sau việc lặp lại những yếu tố này trong âm nhạc, bất kể là từng nốt một, một tổ hợp nhỏ các nốt hoặc thậm chí là nguyên một đoạn hook, là để ghim chặt giai điệu đó vào tai người nghe, sau đó họ vừa mong chờ nó sẽ quay lại một lần nữa, đồng thời vừa nhớ được giai điệu đó khi bài hát kết thúc. Đó chính là một yếu tố quan trọng của bất kỳ bản hit thành công nào - sự “dễ hát theo”.

Vậy nên nếu bạn đang bế tắc trong việc viết ra một giai điệu phù hợp với một vòng hòa âm nào đó, kỹ thuật được hướng dẫn ở đây có thể là một cách hữu ích để tạo ra một giai điệu bắt tai, in sâu vào đầu người nghe ngay cả sau khi bài hát kết thúc.

Bước 1: Đây là một đoạn nhạc ngắn được tạo nên bởi 4 bar và đã có sẵn nhịp trống và vòng hợp âm, và việc chúng ta cần làm là nghĩ ra một đoạn giai điệu phù hợp với hòa thanh này. Những hợp âm này là Gm > Gm > Bb > F, và hợp âm Gm (Son thứ) được lặp lại hai lần này chính là “nhà” của tiến trình hòa thanh i > i > III > VII ở giọng Gm (Son thứ).

*


Bước 2: Vì chúng ta đang ở giọng Gm, điều đó cho thấy mọi nốt thuộc âm giai Gm sẽ phù hợp với tiến trình hòa thanh này. Vậy nên ta có thể tạo ra những giai điệu từ các nốt G, A, Bb, C, D, Eb và F, với G là "root note" (nốt đầu tiên của âm giai), hay còn được gọi là “tonic”.

*


Bước 3: Chúng ta sẽ tạo nên nền tảng đầu tiên cho giai điệu này bằng cách chọn ra hai nốt, nhưng chọn nốt nào đây? Chúng ta có thể chọn bất kỳ nốt nào, nhưng bậc 5 của âm giai được gọi là “dominant”, và bậc âm này cho ta một cảm giác mạnh mẽ về việc muốn được giải quyết và đưa về tonic. Vì vậy, sử dụng điều này có thể kéo dài sự “căng thẳng” (tension) một cách khéo léo để giai điệu có thể trở lại với tonic ở cuối câu nhạc.

*

Bước 4: Cho nốt thứ hai, chúng ta có thể chọn ra nốt thứ tư của âm giai, được biết là “subdominant”, bởi nốt này nằm dưới dominant một cung. Vậy nên nếu chúng ta chọn bậc 4 và bậc 5 của âm giai Gm, thì đó sẽ là hai nốt C và D.

*

Bước 5: Bây giờ hãy lên ý tưởng cho motif đầu tiên. Sử dụng eighth-note (nốt móc đơn - tương đương với 1/8 nốt tròn), chúng ta sẽ luân phiên chơi hai nốt C và D hai lần, trở thành giai điệu C - D - C - D đơn giản mà chúng ta đặt ở phách thứ 3 của bar thứ nhất, vì thế 4 eighth-note này sẽ lấp đầy 2 phách cuối của bar.

Xem thêm: Hướng Dẫn Chơi Heart Of Iron 4, Hearts Of Irons Iv, Hướng Dẫn Chơi Heart Of Iron 4

*


Bước 6: Và bây giờ là lúc sự lặp lại xuất hiện, ta copy và dán giai điệu vừa tạo được lên 3 bar còn lại, đều ở trên vị trí phách thứ 3 của mỗi bar. Vì những hợp âm ở tiến trình hòa thanh này đều thuộc giọng Gm, và những nốt của giai điệu thì đều được lấy từ âm giai Gm, chúng nghe khá ổn - nhưng ta có thể làm chúng trở nên hay hơn!

*


Bước 7: Giờ ta sẽ thêm một chút thay đổi. Bắt đầu một cách nhẹ nhàng và giữ nguyên hai bar đầu tiên, bởi chúng đều được chơi trên hợp âm Gm. Ở bar thứ 3, ta đổi nốt thứ 3 từ C sang F. Nốt này là một sự lựa chọn hợp lý bởi nó thuộc hợp âm Bb (gồm các nốt Bb, D, F) trong tiến trình hòa thanh này.

*


Bước 8: Tiếp theo, chúng ta chuyển sang bar thứ 4. Mục tiêu của ta là giải quyết “tension” được tạo nên từ những nốt dominant được lặp lại liên tục ở những bar trước và dẫn người nghe về với tonic. Cho nên, ta giữ nguyên nhịp của giai điệu này, rồi đơn giản chạy các nốt trong giọng Gm từ cao xuống thấp, từ bậc thứ 4 là C, đến Bb, A, rồi cuối cùng trở về G, và chính là tonic.

*


Bước 9: Việc làm trên đã cho giai điệu của ta một chút hình dáng nhất định, nhưng ta có thể mở rộng thêm chút nữa bằng cách thêm một vài nốt G - với 1 nốt dài ở phách đầu tiên của bar thứ nhất, tiếp đó là một eighth-note ở trước từng tổ hợp nốt ở mỗi bar. Điều này sẽ làm cho giai điệu ở 4 bar được hoàn thiện hơn một chút, và được đặt “lớp nền” chắc chắn bởi việc bắt đầu bằng tonic.

*


Bước 10: Về mặt cấu trúc, giai điệu này được phân chia một cách hiệu quả ra 4 phrase, nhưng vì 2 bar đầu tiên giống nhau, nên ta đang chỉ có 3 motif khác nhau. Nếu chúng ta đặt tên cho mỗi motif này là A, B, C, thì cấu trúc của giai điệu này sẽ là A, A, B, C.

*

Bước 11: Giờ ta đã có 3 sự lựa chọn khác nhau, sẽ có đa dạng nhiều cách khác nhau để thay đổi thứ tự trong 4 bar này. Ví dụ, ta có thể thay đổi thứ tự từ A, A, B, C thành A, B, B, C như một lựa chọn khác, bằng việc thay phrase thứ 3 lên bar thứ 2.

*


Lời khuyên

Khi nghĩ ra một giai điệu đáng để ghi nhớ nào đó, hình dáng tổng thể của nó có thể là một sự cân nhắc hết sức quan trọng. Những giai điệu đáng nhớ nhất trong âm nhạc thường có một hình dáng nhất định, vì thể khi sử dụng những motif được lặp lại để tạo nên những ý tưởng đầu tiên, hãy cho chúng những sự thay đổi khác nhau để khắc họa nên một hình dáng nhất định.

Ví dụ, một giai điệu của 1 verse có gợi về hình ảnh của việc cất cánh, bay trên không trung rồi hạ cánh, thì phần pre-chorus nên bắt đầu với những nốt thấp rồi dần dần lên cao, trong khi phần chorus đơn giản là vẫn giữ ở cao độ đó.

Xem thêm: Cách Cắm Mắt Hộ Thể Nhanh Lee Sin Trong Liên Minh Huyền Thoại


Một ví dụ điển hình cho phép và thêm những thay đổi là phần giai điệu ở verse từ “Levitating” của Dua Lipa. Trong phần verse gồm 8 bar này, giai điệu chính - là việc chạy các nốt từ cao xuống thấp trong âm giai Bm (Si thứ), từ bậc dominant (F#) về bậc tonic (B) - được lặp đi lặp lại ở 2 phrase kéo dài 4 bar, nhưng phrase thứ 3 đã được đảo ngược lại thành đi từ bậc tonic lên bậc dominant. Lần lặp lại cuối cùng trở lại với trạng thái ban đầu, tạo nên một hình dáng nhất định và gọn ghẽ cho giai điệu của phần verse.